Sửa máy nén khí tại nhà, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy,… có thể giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết về kinh nghiệm sửa máy nén khí tại nhà, từ việc xác định sự cố đến các bước khắc phục, giúp bạn tự tin hơn khi xử lý những vấn đề nhỏ của máy nén khí.
Sửa máy nén khí tại nhà: Hiểu rõ cấu tạo – nguyên lý của máy nén khí
Đầu tiên để bạn có thể chủ động sửa máy nén khí tại nhà, cơ quan, xí nghiệp, … bạn cần hiểu rõ cấu tạo và nguyên ký hoạt động của máy nén khí mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Máy nén khí thường bao gồm các bộ phận chính như:
- Cụm nén: Chịu trách nhiệm nén không khí.
- Motor: Cung cấp động lực cho máy.
- Hệ thống điều khiển điện tử: Để điều khiển các chức năng vận hành máy nén khí như bật/tắt. Hiển thị các cảnh báo và dừng hoạt động khi máy nén khí gặp tình trạng lỗi, quá tải, vượt quá nhiệt độ cho phép,…
- Hệ thống làm mát: Giúp duy trì nhiệt độ máy ở mức an toàn.
- Bình chứa khí: Lưu trữ khí nén.
- Hệ thống lọc: Các loại bộ lọc khác nhau như lọc dầu, lọc khí, lọc tách dầu,… giúp loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trong khí, giúp máy nén khí vận hành ổn định.
Biết rõ cách thức hoạt động của từng bộ phận sẽ giúp bạn dễ dàng xác định nguyên nhân sự cố khi máy nén khí không hoạt động bình thường.
Kinh nghiệm khi sửa máy nén khí tại nhà
Xác định các sự cố
Trước khi tiến hành sửa chữa máy nén khí tại nhà, hãy kiểm tra các triệu chứng mà máy nén khí đang gặp phải. Một số vấn đề phổ biến mà bạn có thể gặp phải bao gồm:
- Máy không khởi động: Có thể do nguồn điện, motor hoặc cầu chì.
- Áp suất khí không ổn định: Có thể do rò rỉ khí, bộ lọc bẩn hoặc van cửa nạp không hoạt động đúng.
- Tiếng ồn lớn: Có thể do trục hoặc bi bị mòn, hay các bộ phận khác không hoạt động đúng cách.
- Máy quá nóng: Có thể do thiếu dầu, bộ làm mát bị tắc/bẩn hoặc quạt không hoạt động.
Đối với máy nén khí Atlas Copco bạn có thể hiểu thêm cách đọc lỗi ở bảng điều khiển thông qua bài viết: Bằng mã lỗi máy nén khí Atlas Copco
Kiểm tra lỗi
Khi có sự cố xảy ra bạn cần dừng máy nén khí để kiểm tra lỗi. Tháo các bộ phận để kiểm tra dựa theo các nguyên nhân đã nghi ngờ.
- Đối với trường hợp nghi ngờ do nguồn điện: cần kiểm tra nguồn điện, dây dẫn, cầu chì,..
- Đối với trường hợp nghi ngờ do nhiệt độ vượt quá quy định: cần kiểm tra xem có bị thiếu dầu, các van chặn lọc dầu có bị vấn đề gì không, hệ thống làm mát quạt đang bụi bẩn làm giảm hiệu quả giải nhiệt.
- Đối với trường hợp nước xả có váng dầu, bị hao hụt dầu: Cần kiểm tra lọc tách dầu có cần thay thế, các van ống hồi dầu có bị tắc.
- Đối với trường hợp khí bị rò rỉ : Sử dụng xà phòng và nước để phát hiện các vị trí rò rỉ trên ống dẫn và các kết nối, kiểm tra bộ lọc và van xả xem có hoạt động đúng cách.
- Đối với trường hợp máy nén khí phát tiếng ồn bất thường: Kiểm tra độ rung máy nén khí bằng thiết bị chuyên dụng, kiểm tra cặp trục vít, bánh răng và các vòng bi để phát hiện tình trạng ma sát lớn do thiếu dầu hay bị hao mòn,…
- Đối với trường hợp quá tải động cơ: Bạn không nên tự xử lý, nên thông báo cho các chuyên gia nhiều kinh nghiệm như PSI để hỗ trợ xử lý tình trang này.
Khắc phục sự cố
Sau khi đã kiểm tra các trường hợp và xác định được nguyên nhân gây ra lỗi. Bạn tiến hành xử lý khắc phục sự cố.
- Nếu bạn đã xác định được bộ phận nào bị hỏng trong quá trình kiểm tra, hãy tiến hành thay thế nó. Ví dụ như: Các bộ lọc, van, dây dẫn, ống, vòng bi,…
- Bổ sung dầu máy nén khí nếu thấy cần thiết, lưu ý nên chọn thay dầu chính hãng để đảm bảo máy hoạt động ổn định.
- Vệ sinh máy nén khí tại các hệ thống làm mát, làm sạch bình chứa khí loại bỏ nước ngưng tụ, tra dầu vào các vị trí ma sát như vòng bi, gioăng, phớt,…
Kiểm tra lại và bảo trì sau khi sửa máy nén khí
Sau khi hoàn thành sửa chữa, hãy kiểm tra lại toàn bộ máy nén khí để đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường. Đừng quên thực hiện các bước bảo trì định kỳ để giữ cho máy luôn trong tình trạng tốt nhất.
- Khởi động máy: Sau khi sửa chữa, hãy khởi động máy và kiểm tra các thông số hoạt động.
- Theo dõi hiệu suất: Theo dõi máy trong một thời gian ngắn để đảm bảo không có vấn đề phát sinh. Theo dõi các thông số như áp suất, nhiệt độ, mức dầu…
- Lên kế hoạch bảo trì định kỳ: Để tránh gặp phải các sự cố tương tự trong tương lai, hãy lập kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy nén khí.
Đơn vị đào tạo sửa máy nén khí tại nhà uy tín – PSI Việt Nam
Việc sửa chữa và bảo dưỡng máy nén khí tại nhà, cơ quan, xí nghiệp, … đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng kỹ thuật nhất định. Để tự tin xử lý những sự cố của máy nén khí và duy trì thiết bị hoạt động hiệu quả, bạn cần được trang bị kiến thức bài bản và thực hành chuyên sâu. PSI – đơn vị uy tín trong lĩnh vực đào tạo sửa chữa máy nén khí, tự hào cung cấp khóa học đào tạo vận hành máy nén khí chuyên nghiệp cho những ai muốn tự sửa máy nén khí tại nhà.
Tại PSI, chúng tôi cam kết mang đến cho học viên các chương trình đào tạo thực hành thực tế, từ cơ bản đến nâng cao, cùng với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm lâu năm. Khóa học của chúng tôi giúp bạn nắm vững kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kỹ năng sửa chữa máy nén khí, cũng như các bước bảo trì đúng cách.
Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để cho nhân viên học hỏi và nâng cao kỹ năng sửa chữa, bảo trì máy nén khí tại nhà máy. Hãy liên hệ ngay với PSI để được tư vấn chi tiết và đăng ký khóa học phù hợp.
Hoặc khi doanh nghiệp gặp những lỗi không thể tự khắc phục sửa chữa. Bạn cần tìm đến các chuyên gia về máy nén khí trục vít – PSI Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ 24/7 khắc phục nhanh chóng online/offline các lỗi máy nén khí gặp phải. Tư vấn đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đạt hiệu suất tối ưu.
Hotline: 19002004 – 0986 199 683