Máy nén khí 3 pha là loại máy nén khí công nghiệp, đây là loại máy nén chuyên phục cho cho các hoạt động như sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng ở trong các nhà máy, xưởng công nghiệp, gara oto… nơi mà sử dụng nguồn điện 3 pha. Nếu bạn đang băn khoăn về công suất máy nén khí 3 pha thì hãy cùng PSI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Máy nén khí 3 pha là gì?
Máy nén khí 3 pha là loại máy nén khí sử dụng điện 3 pha (380V). Các loại máy nén khí 3 pha thường có công suất lớn và lưu lượng khí lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng khí nén đa dạng trong các môi trường công nghiệp.
Hệ thống điện 3 pha cung cấp năng lượng điện thông qua ba dây dẫn, trong đó dòng điện xoay chiều được truyền tải. Đây là một mô hình phổ biến trong ngành công nghiệp và các hệ thống điện quy mô lớn nhờ vào khả năng cung cấp năng lượng ổn định và hiệu quả hơn so với hệ thống điện 1 pha. Do đó, các máy nén khí sử dụng nguồn điện 3 pha được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi.
Các loại máy nén khí 3 pha rất phong phú với nhiều kiểu dáng, bao gồm cả máy piston và máy trục vít. Máy nén khí trục vít thường sử dụng điện 380V, trong khi máy piston có công suất vượt quá 3hp thường sẽ được trang bị điện 3 pha.
Ưu điểm của máy nén khí 3 pha
Dưới đây là một số ưu điểm của máy nén khí 3 pha so với 1 pha:
- Công suất cao: Máy nén khí 3 pha thường có công suất lớn hơn so với máy nén khí 1 pha, phục vụ cho nhu cầu sử dụng khí nén liên tục và cường độ cao trong ngành công nghiệp. Máy nén khí 1 pha (220V) chỉ chạy bằng điện dân dụng nên công suất thường chỉ đạt khoảng 5hp trở xuống.
- Hiệu suất cao và ổn định: Nguồn điện 3 pha ít bị ảnh hưởng bởi biến động hoặc thiếu hụt điện áp. Hệ thống điện này cung cấp nguồn năng lượng ổn định và mạnh mẽ, giúp máy nén khí hoạt động liên tục mà không bị quá tải hay ngắt quãng.
- Tuổi thọ lâu dài: Được chế tạo để hoạt động trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt, với cấu trúc vững chắc và linh kiện chất lượng cao, máy nén khí 3 pha 380V có độ bền cao và giảm thiểu tình trạng hỏng hóc, từ đó tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa.
- Tiết kiệm điện năng: Mặc dù có công suất lớn, nhưng máy nén khí 3 pha thường có hiệu suất năng lượng tốt hơn so với máy nén khí 1 pha, góp phần tiết kiệm chi phí điện cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi sử dụng dòng máy nén khí trục vít biến tần.
- Đa dạng ứng dụng: Khác với máy nén khí 1 pha thường áp dụng cho hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, thì máy nén khí 380V có khả năng ứng dụng phong phú hơn trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau như sản xuất, xây dựng, sửa chữa, y tế, thực phẩm, v.v.
Công thức tính công suất máy nén khí 3 pha
Cách tính công suất máy nén khí 3 pha như sau:
Tổng công suất khí nén cần thiết (m3/min) = (Công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị 1 + Công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị 2 + … + Công suất tiêu thụ khí nén của thiết bị N) x 1,2 x T
Trong đó:
- 1,2 là hệ số tổn thất của đường ống
- T là thời gian hoạt động dự kiến của các thiết bị (đơn vị: giờ). Ví dụ nếu thiết bị hoạt động trong 30 phút thì T = 0,5.
Cách quy đổi công suất máy nén khí 3 pha
Bạn có thể quy đổi công suất máy nén khí 3 pha giữa các đơn vị đo khác nhau có thể được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định đơn vị đo hiện tại của công suất máy nén khí. Thông thường, công suất được đo bằng đơn vị horsepower (HP) hoặc kilowatt (kW).
- Bước 2: Tìm hiểu công thức quy đổi công suất từ đơn vị hiện tại sang đơn vị muốn chuyển đổi. Cụ thể:
- Từ HP sang kW: 1Hp = 0.746 Kw ~ 0.75 Kw
- Từ kW sang HP: 1Kw = 1.36 Hp
- Bước 3: Thực hiện tính toán theo công thức quy đổi để chuyển đổi từ đơn vị hiện tại sang đơn vị muốn chuyển đổi.
Ví dụ: Nếu mà máy nén khí có công suất 10Hp, muốn quy đổi sang đơn vị kW. Bạn có thể áp dụng công thức quy đổi: 15Hp = 15 x 0.746 Kw = 11,19kW. Như vậy, công suất của máy nén khí là 15Hp tương đương 11,19 kW.
Tương tự: Nếu công suất máy nén khí 5Hp là 3,73kW, công suất máy nén khí 20Hp là 14,92kW
Hy vọng bài viết trên PSI đã giúp bạn hiểu hơn về công suất máy nén khí 3 pha, cách tính toán công suất để có thể lựa chọn thiết bị phù hợp cho hệ thống ứng dụng của bạn. Nếu có nhu cầu tư vấn, mua máy nén khí 3 pha, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 19002004 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm:
- Ứng dụng của máy nén khí trục vít
- Máy nén khí không quay – Nguyên nhân và Cách xử lý