Ngày nay bình tích khí hay bình chứa khí đều được sử dụng phổ biến để cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực mỗi khi cần thiết, hầu hết những chung cư, khu nhà cao tầng đông dân cư đều khó khăn trong việc đưa nước từ dưới lòng đất lên trên cao.
Chính vì thế khi lắp đặt bình tích khí hoặc bình chứa khí sẽ giúp tăng áp lực nước trong đường ống để đẩy nước lên cao, cung cấp cho cuộc sống, sinh hoạt của người tiêu dùng.
Cùng giống nhau về ứng dụng nên nhiều người còn nhầm lẫn 2 loại bình này với bình tích áp. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về bình tích khí và bình chứa khí để phân biệt được 3 loại bình này.
Bình chứa khí là loại bình chứa khí hoạt động dựa trên nguyên tắc nén áp suất, nhằm tích trữ năng lượng thủy lực đồng thời cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực mỗi khi cần thiết. Đây là thiết bị sử dụng vô cùng rộng rãi trong nông nghiệp cũng như công nghiệp.
– Bình chứa khí nén được cấu tạo bằng kim loại và thiết kế dưới dạng hình trụ tròn, bên trong có ruột rỗng được làm bằng cao su chất lượng cao.
– Ngoài ra, bên ngoài bình chứa khí được phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện để giúp bình chống gỉ sét và ăn mòn khi bình đặt trong môi trường ẩm hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước mưa hay không khí.
– Bình được lắp đặt hệ thống linh kiện đồng hồ hiển thị áp suất bình chứa khí, van an toàn và van xả nước ở đáy bình cũng được lắp đặt kích thước tùy vào dung tích bình khí nén.
– Bề mặt bình được gia công chi tiết, mối hàn chịu nhiệt từ 70-100 độ C và mức áp suất là 10 bar.
– Bình chứa khí được sản xuất tại Việt Nam và đã được kiểm định về chất lượng an toàn
Cấu tạo của bình chứa khí như nào?
Hiện nay, bình tích khí được chia làm 2 loại với tính năng như sau:
- Loại bình tích lưu lượng dư: đây là loại bình kết cấu dạng túi cao su bên trong vỏ bình được làm từ thép với ống trụ. Loại bình này được dùng trong những máy ép gạch, máy ép nhựa hay đột dập kim loại,….
- Loại bình tích áp suất: đây là loại bình có kết cấu màng trong vỏ cầu kim loại và được dùng để kẹp giữ, phanh hay bổ sung rò rỉ dầu
Bình chứa khí có cấu tạo chung gồm vỏ bình và ruột bình:
- Vỏ bình được làm từ thép chịu lực với khả năng chịu được áp suất cực cao
- Ruột bình được cấu tạo từ cao su tổng hợp EPDM, khi bình hoạt động sẽ liên thông với cửa dầu thủy lực ra vào.
Vỏ bình và ruột bình của bình tích khí được ngăn cách bởi lớp khí Nito được nén ở áp suất nhất định và được bịt kín.