Máy nén khí có cần kiểm định không?

Máy nén khí là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất đến xây dựng… Nhu cầu sử dụng máy nén khí hiện nay là rất nhiều và có nhiều người đang quan tâm máy nén khí có cần kiểm định không. Bài viết này PSI Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các quy trình kiểm định máy nén khí hiện hành, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự cần thiết của việc kiểm định máy nén khí, cũng như các vấn đề liên quan.

Máy nén khí có cần kiểm định không?

Như đã chia sẻ ở trên, máy nén khí là một thiết bị quan trọng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp từ sản xuất đến xây dựng hiện nay. Nhiều người đã đặt câu hỏi máy nén khí có phải kiểm định không?

Với hơn 10 năm trong lĩnh vực cung cấp máy nén khí, PSI tự tin trả lời với bạn là Có, máy nén khí cần phải được kiểm định định kỳ. Việc kiểm định giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, phát hiện kịp thời các vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động. Kiểm định cũng giúp kéo dài tuổi thọ của máy và nâng cao hiệu suất làm việc. Bạn nên thực hiện kiểm định theo lịch trình quy định và chọn đơn vị kiểm định uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ. 

Máy nén khí là thiết bị thuộc vào danh mục máy thiết bị vật tư có yêu cầu rất nghiêm ngặt về độ an toàn và vệ sinh lao động, được quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXHThông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Mục I số 7, máy nén khí thuộc Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế,  hệ  thống  nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan. Mặt khác, máy nén khí là thiết bị chứa áp suất cao nên để đảm bảo việc vận hành an toàn thì cần phải kiểm định máy nén khí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thời hạn kiểm định máy nén khí

Tuỳ vào thời gian sử dụng, thời hạn kiểm định máy nén khí dao động từ 1 đến 3 năm.

Luật pháp nước Việt Nam quy định Thời hạn kiểm định máy nén khí là sau mỗi 3 năm. Máy nén khí có thời gian sử dụng càng dài thì càng phải được kiểm định thường xuyên. Đối với những máy nén khí được sử dụng lâu từ trên 12 năm thì thời hạn kiểm định là 1-2 năm/lần.

Nếu muốn rút ngắn thời hạn kiểm định máy nén khí thì kiểm định viên phải nêu rõ lý do rút ngắn ở trong biên bản kiểm định.

Các loại máy nén khí cần phải được kiểm định an toàn

Pháp luật quy định những máy nén khí có dung tích lớn hơn 25 lít thì cần phải được kiểm định.

  • Áp dụng công thức P x V >= 200 

Trong đó: P là áp suất làm việc (Bar), V là thể tích (lít). Những bình khí nén có tích P x V >= 200 đều phải được kiểm định an toàn.

Các hình thức kiểm định máy nén khí

Cũng giống như các thiết bị khác có độ yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì máy nén khí cũng có 3 hình thức kiểm định như sau:

  1. Kiểm định lần đầu: Đối với máy mới vừa xuất xưởng thì trước khi đưa vào hoạt động bắt buộc phải kiểm định máy nén khí lần đầu.
  2. Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định lần đầu, thì những lần kiểm định kế tiếp sẽ được gọi là định kỳ theo kiến nghị của kết quả kiểm định từ trước đó.
  3. Kiểm định bất thường: Hình thức kiểm định này được thực hiện sau khi máy nén khí được sửa chữa, hoặc thay đổi vị trí… theo yêu cầu của đơn vị sử dụng hoặc thanh tra.

Mức phạt đối với trường hợp không thực hiện kiểm định máy nén khí

Theo Điều 23 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có quy định về mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ đối với các hành vi không khai báo với Sở Lao động – Thương binh – Xã hội địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa máy nén khí vào sử dụng.
  • Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần tổng chi phí kiểm định máy nén khí tính theo mức giá tối thiểu được quy định theo thông tư mới nhất nếu máy nén khí không kiểm định.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 VNĐ đến 75.000.000 VNĐ đối với hành vi sử dụng máy nén khí không đạt yêu cầu kiểm định chất lượng.

Tem kiểm định máy nén khí là gì?

Tem kiểm định máy nén khí là tem đính kèm trên máy nén khí sau khi hoàn thành quá trình kiểm định. Tem kiểm định máy nén khí thường được dán ở những vị trí dễ nhìn, tránh bụi bẩn và ẩm ướt. 

Thông thường, tem kiểm định máy nén khí sẽ có những thông tin như sau:

  • Tên công ty hoặc tổ chức kiểm định.
  • Tên và thông tin kỹ thuật của máy nén khí được kiểm định.
  • Ngày kiểm định và thời gian kiểm định.
  • Thông số kỹ thuật trước và sau khi kiểm định, bao gồm áp suất, lưu lượng khí, hiệu suất và độ rung.
  • Kết quả kiểm định và đánh giá của công ty hoặc tổ chức kiểm định.
  • Tên và chữ ký của người thực hiện kiểm định.

Giấy kiểm định máy nén khí

Giấy kiểm định máy nén khí sẽ được cấp sau khi máy nén khí của bạn hoàn thành quá trình kiểm định chất lượng. Giấy kiểm định máy nén khí dùng để các cơ quan kiểm soát và khách hàng có thể xem xét và đánh giá tình trạng hoạt động của máy nén khí. 

Lưu ý, một số giấy kiểm định máy nén khí có thời hạn sử dụng, vì thế sau khi hết thời hạn này thì máy nén khí cần được kiểm định lại để đảm bảo nó đang hoạt động đúng tiêu chuẩn và an toàn nhất.

Thông thường, giấy kiểm định máy nén khí sẽ bao gồm những thông tin như:

  • Thông tin về máy nén khí: Gồm tên máy nén khí, Model, nhà sản xuất máy nén khí, số seri và các thông số kỹ thuật của máy.
  • Kết quả kiểm định: Bao gồm các thông số kỹ thuật kỹ thuật của máy nén khí đã được kiểm định chất lượng, ví dụ như áp suất khí nén, lưu lượng khí sản xuất, độ ồn, lượng dầu máy nén khí và các thông số khác.
  • Đánh giá tình trạng máy: Kết luận về tình trạng hoạt động của máy nén khí sau khi đã kiểm định.
  • Thời hạn sử dụng: Một số giấy kiểm định máy nén khí có thời hạn sử dụng, vì thế nếu máy nén khí không được kiểm định lại trước khi hết thời hạn này, có thể sẽ không an toàn hoặc hoạt động không đúng tiêu chuẩn.
  • Tên và chữ ký của người kiểm định: Giấy kiểm định máy nén khí phải được ký và đóng dấu bởi người kiểm định có thẩm quyền và tại nơi có thẩm quyền.

máy nén khí trục vít Aivyter tại mỏ khai thác đá

Quy trình kiểm định máy nén khí

Quy trình kiểm định máy nén khí là quá trình gồm kiểm tra, đánh giá, xác nhận hiện trạng của máy nén khí để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như hiệu suất hoạt động của máy nén. Quy trình kiểm định được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm định

Trước khi thực hiện kiểm định máy nén khí, cần thực hiện những công việc sau:

  • Thống nhất kế hoạch kiểm định máy nén khí giữa bên kiểm định với cơ sở.
  • Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và tài liệu cần thiết như: Bản vẽ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, thiết bị đo lường…

Bước 2: Tiến hành kiểm định

Nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm định theo các bước như sau:

  • Kiểm tra tổng quan bên ngoài của máy nén khí, đảm bảo rằng máy không bị hỏng hóc hay bị trầy xước. Kiểm tra các bộ phận chính của máy nén khí như bộ điều khiển, bộ lọc và bộ trao đổi nhiệt để đảm bảo chúng đang hoạt động tốt.
  • Kiểm tra áp suất: Kiểm tra áp suất khí nén của máy với máy đo áp suất để đảm bảo máy đang hoạt động ở mức áp suất đúng tiêu chuẩn.
  • Kiểm tra lưu lượng khí: Sử dụng đồng hồ đo lưu lượng khí để kiểm tra lưu lượng khí được tạo ra có đạt hay không.
  • Kiểm tra độ ồn máy nén khí: Kiểm tra độ ồn của máy nén khí bằng cách sử dụng thiết bị đo độ ồn, để xác định xem máy nén khí lúc hoạt động có tạo ra tiếng ồn vượt quá giới hạn an toàn hay không.
  • Kiểm tra dầu máy nén khí: Kiểm tra lượng dầu của máy nén khí để đảm bảo mức dầu không vượt quá giới hạn cho phép.
  • Kiểm tra hệ thống an toàn: Kiểm tra hệ thống an toàn của máy, bao gồm các bộ phận bảo vệ và các van an toàn để đảm bảo là các bộ phận này đang hoạt động đúng.
  • Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra hệ thống điện của máy nén khí để đảm bảo rằng nó đang đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và không có các vấn đề như rò điện, chập điện, v.v.
  • Kiểm tra hiệu suất máy nén khí: Sử dụng các thiết bị đo lường để kiểm tra hiệu suất hoạt động của máy nén khí hiện tại, bao gồm khả năng nén và áp suất của khí nén. Kiểm tra độ ồn và rung động của máy để đảm bảo rằng nó không gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc và sức khỏe của người sử dụng.
  • Đánh giá kết quả: Dựa trên các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn, đánh giá kết quả kiểm định để xác định tính đúng đắn của máy nén khí và đưa ra các biện pháp khắc phục nếu cần thiết.
  • Lập báo cáo: Từ kết quả kiểm định đã thực hiện, lập báo cáo và ghi lại các thông tin về hiệu suất hoạt động của máy nén khí, các vấn đề cần khắc phục và các biện pháp đề xuất để nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Như vậy, bài viết này PSI đã giúp bạn trả lời băn khoăn về máy nén khí có cần kiểm định không cũng như chia sẻ chi tiết về các quy định và quy trình kiểm định máy nén khí. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình cũng như cập nhật những thông tin mới nhất. 

Xem thêm:

Lên đầu trang