Máy nén khí bị yếu hơi là một vấn đề thường gặp đối với máy nén khí, gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và có thể dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng hơn cho thiết bị. Việc hiểu rõ nguyên nhân máy nén khí lên hơi chậm và cách khắc phục kịp thời là rất quan trọng vì sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ cho máy nén khí. Dưới đây, PSI Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn những nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề này.
Máy nén khí bị yếu hơi ảnh hưởng như thế nào?
Việc máy nén khí bị yếu hơi hay máy nén khí lên hơi chậm hoặc không lên hơi chắc chắn sẽ dẫn tới công suất làm việc thấp, gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều thiết bị khác trong các nhà máy sản xuất cần sử dụng khí nén.
Những máy móc cần khí nén để vận hành nếu không có nguồn cung khí thì chắc chắn sẽ không thể hoạt động. Ví dụ như những máy sấy thực phẩm, sấy thuốc… nếu không có khí nén có thể bị hỏng từ đó gây ra thiệt hại về kinh tế và hiệu suất lao động.
Dấu hiệu nhận biết máy nén khí bị yếu hơi
Việc nhận biết máy nén khí bị yếu hơi là rất quan trọng, bởi từ đó mà mới biết cách khắc phục và xử lý vấn đề, tránh mất thời gian cũng như công sức, tiền bạc của doanh nghiệp. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết máy nén khí bị yếu hơi như:
- Áp suất khí ở trong bình nén không tăng nhanh như bình thường: Nếu áp suất khí trong bình nén có dấu hiệu không tăng nhanh như bình thường hoặc không đạt được áp suất định mức thì có thể là dấu hiệu cho thấy máy nén khí đang bị yếu hơi.
- Thấy âm thanh bất thường: Nếu quá trình máy nén khí hoạt động mà thấy âm thanh nhỏ hơn hoặc không đều thì có thể máy nén khí bị yếu hơi.
- Thời gian nén dài hơn bình thường: Dấu hiệu khác là bạn nhận thấy thời gian nén khí dài hơn thời gian bình thường, hay nói cách khác là lâu hơn để đạt được áp suất định mức.
- Không đủ khí để thực hiện các tác vụ cần thiết: Nếu lượng khí ra không đủ để thực hiện tác vụ cần thiết mà không tăng thêm thiết bị sử dụng thì chứng tỏ máy nén khí đang bị yếu hơi.
Nguyên nhân máy nén khí lên hơi chậm, bị yếu hơi
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến máy nén khí bị yếu hơi, dưới đây PSI sẽ liệt kê các nguyên nhân máy nén khí lên hơi chậm thường gặp nhất:
-Lọc khí bị tắc: Lọc khí đầu vào bám nhiều bụi bẩn, khiến lượng không khí hút vào không đủ. Khắc phục: Vệ sinh hoặc thay thế lọc khí định kỳ.
-Van hút và van xả bị hỏng: Van bị cong, mòn, hoặc không đóng/mở kín, làm rò rỉ khí. Khắc phục: Kiểm tra và thay mới van nếu cần.
-Piston hoặc xi-lanh bị mòn: Hao mòn tự nhiên sau thời gian sử dụng hoặc bôi trơn kém, khiến khí bị rò rỉ qua khe hở giữa piston và xi-lanh. Khắc phục: Sửa chữa hoặc thay thế piston và xi-lanh.
-Ron và phớt làm kín bị hỏng: Ron hoặc phớt làm kín bị lão hóa, rách, hoặc lắp không đúng cách, dẫn đến rò rỉ khí. Khắc phục: Thay mới các ron hoặc phớt làm kín.
-Xéc-măng piston bị mòn hoặc gãy: Xéc-măng không còn độ đàn hồi hoặc bị hỏng, làm giảm khả năng nén khí. Khắc phục: Thay xéc-măng mới phù hợp.
-Áp suất hệ thống không ổn định: Van an toàn hoặc rơ-le áp suất cài đặt sai, khiến áp suất không đủ hoặc không ổn định. Khắc phục: Kiểm tra và điều chỉnh lại các thiết lập.
-Vòng bi hoặc tay biên bị mòn: Ma sát tăng do bôi trơn kém hoặc vòng bi/tay biên bị mòn, làm giảm hiệu suất truyền động. Khắc phục: Thay thế vòng bi hoặc tay biên khi cần.
-Đai truyền động bị lỏng hoặc mòn: Đai không đủ lực kéo để truyền động hiệu quả. Khắc phục: Căng lại hoặc thay thế đai mới.
-Bôi trơn không đủ: Dầu bôi trơn hết hoặc kém chất lượng, gây ma sát lớn và giảm hiệu suất. Khắc phục: Kiểm tra mức dầu, thay dầu định kỳ với loại dầu phù hợp.
-Hệ thống làm mát kém: Máy quá nhiệt do quạt làm mát hoặc hệ thống giải nhiệt không hoạt động hiệu quả, làm giảm hiệu suất nén. Khắc phục: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống làm mát.
Ngoài ra, có thể có một số nguyên nhân máy nén khí lên hơi chậm như do lỗi nguồn điện cung cấp không đủ điện hoặc motor máy nén khí đang gặp vấn đề. Vì thế bạn cần phải biết nhận biết các dấu hiệu máy nén khí bị yếu hơi và cách khắc phục cụ thể đúng nhất.
Lưu ý công việc này nên là kỹ thuật viên có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn trong việc sửa chữa và tránh các sai sót, tổn hại không cần thiết.
Nếu bạn không có kỹ thuật viên kinh nghiệm và lành nghề, có tâm thì có thể liên hệ tới Dịch vụ sửa chữa máy nén khí chuyên nghiệp từ đội ngũ giàu kinh nghiệm và tâm huyết từ PSI Việt Nam.
Cách phòng tránh tình trạng máy nén khí bị yếu hơi
Bảo dưỡng định kỳ là yếu tố then chốt để đảm bảo máy nén khí hoạt động ổn định, hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Việc chủ động phòng ngừa máy nén khí bị yếu thông qua bảo dưỡng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và tránh những gián đoạn trong sản xuất. PSI sẽ hướng dẫn bạn một số cách phòng tránh tình trạng máy nén khí bị yếu hơi như sau:
Thay dầu máy nén khí định kỳ
Dầu máy nén khí đóng vai trò bôi trơn các bộ phận chuyển động, làm mát và chống mài mòn. Theo thời gian, dầu máy sẽ bị biến chất và mất đi các đặc tính ban đầu. Sử dụng dầu cũ, kém chất lượng sẽ làm giảm hiệu suất bôi trơn, tăng ma sát và nhiệt độ hoạt động của máy. Điều này không chỉ làm máy nén khí bị yếu mà còn dẫn đến hư hỏng các bộ phận bên trong.
Mỗi loại máy nén khí sẽ có khuyến cáo thay dầu định kỳ khác nhau từ nhà sản xuất. Thông thường, thời gian thay dầu dao động từ 4000 đến 8000 giờ hoạt động. Tuy nhiên, nếu máy hoạt động trong môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn), bạn cần rút ngắn thời gian thay dầu. Sử dụng đúng loại dầu được khuyến cáo và thay dầu định kỳ sẽ giúp máy nén khí hoạt động trơn tru, bền bỉ và duy trì hiệu suất cao.
Kiểm tra và vệ sinh các bộ phận quan trọng thường xuyên
Ngoài việc thay dầu, kiểm tra và vệ sinh định kỳ các bộ phận quan trọng như lọc gió, lọc dầu, van an toàn, bình chứa khí… cũng là việc cần thiết. Lọc gió cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo lưu lượng khí nạp vào máy; lọc dầu cần thay thế định kỳ để loại bỏ cặn bẩn, bảo vệ động cơ; van an toàn cần kiểm tra để đảm bảo hoạt động chính xác trong trường hợp quá áp; bình chứa khí cần xả nước ngưng tụ định kỳ để tránh ăn mòn và đảm bảo dung tích chứa khí.
Việc kiểm tra và vệ sinh các bộ phận này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng máy nén khí bị yếu mà còn phát hiện sớm các hư hỏng tiềm ẩn. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời, tránh những sự cố bất ngờ ảnh hưởng đến sản xuất.
Lên lịch bảo dưỡng và theo dõi liên tục
Để việc bảo dưỡng máy nén khí được thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn, bạn nên tạo một lịch bảo dưỡng chi tiết. Lịch bảo dưỡng cần ghi rõ các hạng mục cần kiểm tra, vệ sinh, thay thế và thời gian thực hiện. Việc theo dõi sát sao lịch bảo dưỡng sẽ giúp bạn không bỏ sót bất kỳ công việc nào, từ thay dầu, vệ sinh lọc gió đến kiểm tra các linh kiện quan trọng.
Bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý bảo trì hoặc đơn giản là ghi chép vào sổ tay. Quan trọng là cần thực hiện bảo dưỡng theo đúng lịch trình đã đề ra. Việc duy trì thói quen bảo dưỡng định kỳ này sẽ giúp máy nén khí bị yếu và hoạt động bền bỉ trong thời gian dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Máy nén khí bị yếu là vấn đề thường gặp nhưng hoàn toàn có thể khắc phục và phòng ngừa. Việc hiểu rõ nguyên nhân máy nén khí lên hơi chậm, nhận biết sớm các dấu hiệu và thực hiện bảo dưỡng định kỳ là chìa khóa để duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ cho máy nén khí. Hãy luôn chú ý đến “sức khỏe” của máy nén khí để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên PSI Việt Nam đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.
Xem thêm:
- Ứng dụng của máy nén khí trục vít
- Máy nén khí không quay – Nguyên nhân và Cách xử lý